Đánh bại nỗi buồn với ‘tuyệt chiêu’ khiến bạn không thể trì hoãn nụ cười trong cuộc sống

Có bao giờ bạn tự hỏi ‘tại sao mỗi ngày thức dậy, bản thân lại nặng nề, uể oải, không muốn rời xa cái giường không?’, không muốn đi làm, không muốn đến công ty. Mình nghĩ sẽ không ít bạn sẽ có câu trả lời nhanh chóng là CÓ. Đó thực sự là một tín hiệu rất báo động nếu về lâu về dài với bản thân chúng ta. 

Сидеть в офисе за компьютером - непродуктивно, mport.ua bigmir)net - mport.ua

Tình trạng chán nản kéo dài là rất nguy hiểm cho tinh thần của chúng ta

Làm sao để mà tìm được niềm vui khi đi làm? Làm sao để dừng được cái tình trạng đánh mất nụ cười trong công việc? Đây thực sự là một dấu chấm hỏi ‘to đùng’ mà không phải ai cũng có thể trả lời được. Vì vậy, với một người xem ‘nỗi buồn’ là giặc, ‘chán nản’ là quân thù như mình, hi vọng những điều mình chia sẻ sẽ giúp bạn tìm lại nụ cười, một nụ cười thực sự.

Tất nhiên mình cũng xin nói luôn, đây chỉ là những lời chia sẻ, tâm sự về những trải nghiệm, những cảm nhận về cái vấn đề này. Đây không phải là kiến thức hay gì đó cao siêu nên hãy đọc để tham khảo và nếu được, hãy cải thiện những suy nghĩ đó. Bây giờ thì mình sẽ móc hết gan ruột ra để chia sẻ với các bạn, zô nè.

Nguyên nhân của nỗi buồn và sự chán nản

Các bạn hãy tưởng tượng ví dụ như một người mặc cái quần rách đến công ty, mọi người xung quanh sẽ có những suy nghĩ này nọ. Tất nhiên, nếu anh ta tự phát hiện được thì quá tốt nhưng nếu anh ta không nhận ra được, cần có những người giúp anh ta, những câu nói rất đời thường nhưng nếu không ai nói, anh ta sẽ không thể thay quần được. 

RIPPED MY PANTS PRANK! - Part 2 - YouTube

Chúng ta đều phải tìm hiểu được nguyên nhân trước khi nghĩ đến giải pháp. Bạn có thể bảo anh kia là may cái quần lại hoặc mua cái quần mới đi. Nhưng làm sao anh ta có thể may hoặc mua được khi anh ta không nhận ra. Vì thế, hôm nay, mình xin được chia sẻ với các bạn 2 chỗ ‘rách quần’ .

  • Không đạt được những thứ mà mình kì vọng. 

Phần lớn chúng ta đi làm không vui tại vì chúng ta không đạt được cái mục tiêu mà mình muốn. Đi làm mãi mà không thấy thành quả ở đâu, chỉ dậm chân tại chỗ. Người ta thì đi lên, còn mình thì chỉ đi ngang. 

Đặt một cái KPI thất bại lần 1, thất bại lần 2, thất bại lần 3, đến lần thứ 4 tự nhiên cảm thấy hết vui, vì chưa làm đã cảm nhận được sự thất bại. Trong tình yêu cũng như thế, một người đổ vỡ trong tình yêu khoảng từ 2 lần chắc cũng chẳng còn hứng thú để yêu nữa.

Một điều mà khiến cho chúng ta không đạt được những thứ kì vọng đó là ‘cái độ khó’ của cái thứ chúng ta làm. Đương nhiên, khi chúng ta thất bại, có nghĩa một phần là vì nó khó. Dễ thì có thể nó làm chúng ta vui nhất thời nhưng KHÓ nó làm chúng ta mau chán. Nó làm cho chúng ta không muốn thức dậy, không muốn đi làm. 

Crushed by the pressure of KPIs

Không đạt được kì vọng sẽ khiến chúng ta mất đi niềm vui

Tưởng tượng đi đến công ty chỉ toàn là những cái công việc khó, chỉ toàn là lao lực, chỉ toàn đầu bù, tóc rối. Thậm chí vượt qua cái ngưỡng chịu đựng của mình. Thế là chúng ta cũng chán đi làm. Và thường thường, ở cái mức độ này rất dễ khiến chúng ta dính vào 2 chữ ‘thất bại’. Thực chất là chúng ta biết chúng ta sẽ làm được, chúng ta có thể hoàn thành, nhưng chúng ta thừa hiểu còn lâu chúng ta mới đạt đến cái level mà mình mong muốn. Nếu một ngày đẹp trời thì chúng ta có thể xuất sắc 1,2 lần nhưng về lâu về dài thì đu không nổi. 

Khi chúng ta ngã vào sự thất bại đó, chúng ta lại cảm thấy một sự vô dụng ghê gớm, tại sao mình không làm được như kì vọng. Kì vọng không đạt được, công việc cũng chẳng còn gì vui.

  • Đạt được kì vọng nhưng vẫn chán

Ngày xưa khi còn đi làm ở một công ty du lịch, mình được trao giải ‘nhân viên xuất sắc nhất’ trong 2 tháng liên tiếp, nhưng khi đến tháng thứ ba, tự nhiên mình cảm thấy cái công việc, cái danh hiệu đó nó không còn hấp dẫn nữa. Cái thứ mình từng thèm khát sau khi mà đạt được thì nó hoàn toàn không có sự hấp dẫn để mình nỗ lực, phấn đấu. Khi đó, trong đầu mình lại có một câu hỏi, bây giờ phải làm gì nữa đây?

生活】申请新职位— Blurt

Không biết làm gì tiếp theo khiến người ta cảm thấy mất động lực

Một trong những nỗi sợ mà mình thấy đáng sợ nhất, không phải là ‘nghèo’ mà là ngày mai không biết làm gì, không biết mình có giá trị gì trong cuộc sống này, ngày mai không còn thiết tha, không thiết sống nữa.

Thành công cũng khổ vì không biết làm cái gì tiếp theo mà không thành công thì lại càng khổ vì cái thứ mình muốn nó luôn ngoài tầm với.

Và bây giờ, nếu chúng ta đã biết được chỗ quần bị rách thì đây là lúc để đi vá lại.

Bí thuật vứt đi ‘nỗi buồn’: Dịch chuyển mục tiêu từ KẾT QUẢ sang HÀNH ĐỘNG

Cơ duyên mình biết cái phương pháp này cũng là từ khi mình còn làm ở công ty du lịch đã đề cập ở phía trên. Và mình cũng đã áp dụng phương pháp này cho đến ngày hôm nay. Tức là hiểu đơn giản, mình không còn mơ về kết quả, không mơ về KPI mà mình sẽ ‘mơ’ đến một cái ‘HÀNH ĐỘNG LÝ TƯỞNG’ . Và khi mà đặt mục tiêu là về cái hành động, nó có thể mang lại cho chúng ta một vài lợi ích.

Lấy một cái ví dụ đơn giản, đa số chúng ta từng mơ về một giấc mơ ‘sáu múi’, nhưng với cái giấc mơ đó thì chúng ta rất dễ thất vọng với 2 cái nguyên nhân đã đề cập ở trên. Một là tập hoài nó không chịu ra 6 múi, tập hoài mà chẳng thấy kết quả suy ra chẳng còn gì vui. Thứ hai là giả sử ‘lỡ’ được 6 múi rồi, vậy tiếp theo thì làm gì, không biết làm gì vì đã đạt được cái mục tiêu rồi. Rồi sau đó, nhiều khả năng là sẽ ăn uống vô tội vạ trở lại, rồi bắt đầu mập ra.

Thay vì mục tiêu là một con số thì ta có thể đổi mục tiêu thành một hành động

Quay lại về giấc mơ ‘sáu múi’, thay vì đặt mục tiêu là ‘sáu múi’ thì hàng ngày mình sẽ đặt mục tiêu là hoàn thành 3,4 bài tập gì đó. Nhưng bài tập cũng đừng quá dễ, phải có một chút gì đó gọi là thách thức để chúng ta có thể quý trọng công sức của chúng ta hơn. Và mình chỉ đặt mục tiêu là ‘tui sẽ làm xong mấy cái bài tập này’, không quan tâm múi hay ngực gì nữa. Rồi khi mà đến phòng tập, dĩ nhiên sẽ phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, thở hổn thở hển, nhưng một khi tập xong rồi, tự nhiên trong người thấy khoan khoái lạ thường. Lúc đó chính là lúc mình được tiếp thêm năng lượng, sinh khí vào con người của mình. Mặc dù lúc đó thì cái bụng vẫn còn ‘bia’, nhưng không sao, tập xong những bài tập, làm xong những hành động đó là vui, là được nếm hương vị chiến thắng chính mình. 

Lâu dần, nó có thể khiến bạn ‘nghiện’, nhưng mà là nghiện tích cực và bạn sẽ có thể luôn ở trong tâm thế sẵn sàng đối mặt với những nỗi đau ở phòng tập, hay trong công việc. 

Niềm vui đó cũng có thể áp dụng tại nơi văn phòng. Giả sử nếu thiết lập doanh số 1 tháng, mình sẽ được cho một con số là 2 triệu traffic website (2 triệu lượt truy cập vào website). Suy ra mỗi ngày, mình sẽ phải đặt mục tiêu gần 70 ngàn traffic. Nhưng khi đặt mục tiêu như thế tức là ‘cái quần’ của mình đã lủng một lỗ. Bởi vì khi đặt mục tiêu như thế, đâu ai đảm bảo là ngày nào cũng sẽ đạt được 70 ngàn. Và nếu mà cái việc traffic thấp nó diễn ra hàng ngày, hay hàng tuần thì mình sẽ không còn vui khi làm việc. Tại vì cái thứ mình muốn nó không đạt được. 

Còn nếu chúng ta đặt mục tiêu quá dễ dàng như là 10 ngàn traffic một ngày, đôi khi, chúng ta sẽ không có khó khăn quá nhiều để đạt được. Cái việc mà ‘thành công’ hoài như vậy, nó khiến mình không cảm thấy hứng thú khi làm việc nữa. Làm chút xíu là xong, cố gắng chút xíu là hoàn thành. Nhưng cái hoàn thành của chúng ta đôi khi sẽ không hoàn thành cái mục tiêu của sếp. 

On Balance Magazine - Nov/Dec 2022 by WICPA - Issuu

Thay vì quan tâm mình có đạt được 70 ngàn trong một ngày hay không, thì hãy quyết tâm hoàn thành 20 bài đăng trong một ngày. Từng ngày nâng cái độ thử thách, độ hoàn thiện trong 20 bài đăng. Traffic bao nhiêu không quan trọng, mục đích là làm xong hết 20 bài với cái độ chỉnh chu tốt nhất. Và khi làm xong, thì thật sự bản thân mình sẽ cảm thấy thỏa mãn. ‘Wow, mình siêng vãi, mình nghiêm túc vãi’. Mình vui vì mình đã hoàn thành một cái điều gì đó, và mình sẽ hạnh phúc. Trình độ không bằng thái độ, mọi người chắc chắn vẫn sẽ đánh giá cao sự nỗ lực của bạn cho dù bạn có thể không hoàn thành mục tiêu về con số.

Coping With Moods: The Challenge of the Turbulent Mind | Psychology Today

Tại sao mình lại không chọn thứ có thể mang lại cho mình niềm vui mỗi ngày, thay vì cật lực làm việc, làm như một con robot, xuyên trưa, xuyên tối với hi vọng được 70 ngàn traffic, để rồi khi không đạt được thì mình buồn, nhiều khi còn không vui được lần nào, lại hóa thành ‘sad man’. 

Tất nhiên là chúng ta cũng sẽ quan tâm đến những con số như KPI hay OKRs, bởi vì nó có thể là thước đo cho sự tiến bộ của chúng ta. Nhưng những con số về kết quả như thế, mình sẽ không dùng nó để làm mục tiêu tối thượng. Bởi vì nó có thể giết chết những cảm hứng làm việc của mình. Nó không hề bền vững. 

Hi vọng những chia sẻ của mình giúp các bạn đỡ buồn một phần hay phần nào đó khám phá ra ý tưởng để cuộc sống của bản thân vui vẻ hơn. Niềm vui của các bạn cũng là niềm vui của mình. 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *