Đừng làm việc như Con Trâu nữa! Hãy học cách nói ‘không’

Là một người hay cả nể, cứ hễ cấp trên giao việc, bất kể việc gì bạn cũng nhận, không có biết từ chối. Nhưng mà khi nhận rồi lại không biết cách giải quyết mọi việc như thế nào, cứ ôm đồm quá nhiều việc cùng lúc. Miệng thì nhận lời, trong lòng thì hậm hực, không hề vui chút nào :))

Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp – Lindsay Olson cho biết: ‘Trước khi đồng ý bắt tay thực hiện việc gì, hãy cân nhắc liệu bạn có thật sự muốn làm hay cảm thấy lời đề nghị đó như một gánh nặng bắt buộc phải thực hiện.’

Thật ra, nhiều người cũng vậy không riêng gì bạn đâu.

Chính tôi, nhiều lúc cũng trong tình trạng này.

Đúng là việc từ chối một yêu cầu hay đề nghị không phải là điều dễ dàng, đặc biệt khi bạn không muốn mất lòng sếp. Tuy nhiên, việc đồng ý một cách nhàm chán hoặc không chủ động có thể khiến bạn không có thời gian dành cho bản thân cũng như việc bạn đang làm không đạt kết quả tốt.

Vậy làm thế nào để từ chối một cách thông minh, tế nhị.

Thật ra, mọi việc điều có nguyên do và cách giải quyết của nó.

Trước khi giải quyết được vấn đề mình phải biết được nguyên nhân cái đã.

1. Nguyên nhân khiến chúng ta khó nói ‘không’

Bạn luôn nhận lời đề nghị của người khác, chưa một lần bạn nói ‘không’ cả. Việc bạn ‘nhún nhường’ và luôn ‘Say Yes’ sẽ tạo khuynh hướng nhờ vã. Bạn có cảm giác có lỗi khi bạn từ chối.

Nhìn lại đi, bạn có tá việc cần phải làm đúng không? Hãy dẹp cái cảm giác đó đi và học cách từ chối ngay từ bây giờ.

Hãy nên nhớ rằng, bạn luôn được lựa chọn giữa việc ‘Say Yes’ hoặc ‘Say No’. Đừng cảm thấy có lỗi khi bạn từ chối.

Bạn chấp nhận lời đề nghị của người khác khi chính bạn thừa biết rằng mình chả có đủ thời gian cũng như khả năng để làm việc đó. Rồi sẽ ra sao nếu kết quả không như mong đợi, người đã tin tưởng nhờ bạn hỗ trợ họ sẽ cảm thấy thế nào.

2. Học cách từ chối, đừng sợ nói ‘không’

2.1. Thay đổi góc nhìn

Nguyên nhân khiến người ta giao cho mình nhiều việc? Nhiều khi bị giao quá nhiều việc cùng lúc, chưa xong việc này lại giao thêm việc khác. Đó cũng là lúc mình nghĩ người ta ‘đì’ mình: ‘Sao mà sếp giao cho mình lắm việc thế?’.

Vậy bạn đã bao giờ có câu trả lời cho câu hỏi đó chưa?

Bạn lẩm bẩm một mình: ‘Không biết do mình không biết cách từ chối, hay do sếp nghĩ mình rảnh,…’ 

Nếu chúng ta coi cái việc người ta giao cho mình quá nhiều việc là một sự cố, là một điều không vui thì đương nhiên mình sẽ không vui.

Tại sao mình không nghĩ ngược lại, bởi vì mình có năng lực làm việc đó nên người ta mới nhờ mình. Vậy thì mình nên nhớ mình là người hữu dụng.

Việc đầu tiên để có thể giải quyết được vấn đề là tìm được gốc của vấn đề. Vậy thì vấn đề đầu tiên hãy nhìn bằng một góc nhìn khác. À mình hữu dụng người ta giao việc cho mình.

2.2. Thẳng thắn

Ngoài công việc, chúng ta đều sở hữu một cuộc sống cá nhân và bạn không phải lúc nào cũng chạy theo tất cả lời đề nghị của người khác nếu bản thân cảm thấy không thoải mái. Chính vì vậy, hãy học cách nói ‘không’. Kỹ năng từ chối khéo léo sẽ giúp ích bạn rất nhiều không chỉ trong công việc mà cả trong cuộc sống nữa.

Vậy thì làm thế nào để nói ‘không’ một cách khéo léo?

Giải pháp đầu tiên: NGHỈ VIỆC.

À không, không phải cách này :))

Việc thứ nhất chúng ta cần làm là hãy nói cho họ biết là mình đang làm cái gì, cần bao nhiêu thời gian và nó khó khăn như thế nào. Tại sao không nói.
Hãy nói: ‘Anh/Chị ơi em rất muốn nhận công việc đó mà việc của em đang như này, như này,…. Nếu em nhận cái đó thêm thì chất lượng công việc này nó sẽ không đạt kết quả tốt.’

Nhưng mà, nếu trường hợp họ quá gấp hoặc họ quá cần thiết thì mình cũng sẵn sàng mình nhận nhưng mà báo cho họ biết chất lượng có thể sẽ không đảm bảo.

Mình ‘Say No’ nhưng mình có lý do để ‘Say No’.

Thế thì sếp có buồn không?

Vì mình không nói, vì mình không giải thích, vì mình không chia sẻ, mình không chịu trao đổi. Tại sao chúng ta ấm ức, hậm hực trong khi mình không chịu nói những gì mình đang nghĩ, còn nếu mình chia sẻ thẳng thắn những gì mình đang gặp phải thì mình còn ấm ức không?

Và nếu họ hiểu mình, mình hiểu họ và nếu họ cũng giải thích là họ biết mình đang bận nhưng việc này gấp và quan trọng, họ vẫn tiếp tục tin tưởng thì mình có làm không?

Hãy thẳng thắn chia sẻ trao đổi một cách chân thành. Bạn đừng ngại chia sẻ. Nếu bạn ngại thì hậu quả càng nặng.

Bạn không nói thì bạn có thoải mái không? Tất nhiên là không rồi.

Họ thoải mái không? Họ không biết. Họ cũng không biết để ghi nhận mình.

Còn nếu mình chia sẻ thoải mái, mặc dù rất bận, cần rất nhiều thời gian nhưng mình sẵn sàng mình nhận thêm, làm cả buổi tối nữa thì họ sẽ trân trọng công sức của mình hơn.

Cho dù bạn có nhận hay không nhận thì người kia vẫn trân trọng công sức của mình.

2.3. Làm việc có kế hoạch

Chân thành thoải mái cũng vẫn không được. Tại sao? Bởi vì khi mình ôm đồm quá nhiều việc thì cái sức ép, cái stress đó nó khiến việc giải quyết những công việc trước đó không được tốt. Vậy thì tốt nhất chúng ta hãy làm việc có kế hoạch. Nhận thì mình vẫn nhận nhưng giãn cách tiến độ ra để mình có đủ thời gian để hoàn thành, mình giữ được cái cam kết đó, thì đó là bí quyết. Tôi không nói là tôi không nhận nhưng phải cho tôi đủ thời gian để tôi làm. Hãy lên kế hoạch chi tiết sẽ thể hiện công việc cụ thể bạn cần làm trong khoảng thời gian nhất định để hoàn thành mục tiêu đề ra trước đó.

Có thoải mái hơn không? Cách thứ hai này sẽ khiến cho cả đôi bên có sự đồng cảm, chất lượng cũng tốt. Cái gì mà gấp gáp thì kết quả không tốt.

2.3. Đề xuất người thay thế ‘phù hợp’

Bạn thấy đó, không phải việc gì bạn cũng có khả năng đảm nhiệm. Bạn có thể đưa ra những góp ý, đề xuất những người thật sự có khả năng phù hợp để thay thế bạn làm việc đó. Nên nhớ đề xuất người ‘phù hợp’ khác với ‘đùn đẩy’ việc cho người khác.

Điều này, không chỉ giúp bạn làm chủ được tình thế mà vẫn ghi điểm trong mắt sếp. Hơn nữa, đây cũng là một cách từ chối khéo léo.

Nói chung, chúng ta cứ thẳng thắn với nhau nhưng với thái độ chân thành, tích cực và đừng cảm thấy có lỗi. Hầu hết chúng ta không dám từ chối vì chúng ta sợ mất lòng đối phương. Vì thế, để rèn luyện kỹ năng từ chối, bạn không nên cảm thấy có lỗi. Chúng ta có quyền từ chối, miễn là nói ‘không’ một cách khéo léo, mềm mỏng. Dẫu biết rằng việc giúp đỡ người khác là một việc tốt song bản thân mình cũng có những việc khác và cuộc sống riêng.

Biết nói ‘không’ một cách tinh tế và khéo léo sẽ giúp bạn nâng cao giá trị của bản thân.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *