Ranking Factors - Sự thay đổi trọng số xếp hạng Google 2023

Ranking Factors – Sự thay đổi trọng số xếp hạng Google 2023

Khi mới bắt đầu tìm hiểu về SEO, việc đầu tiên bạn cần quan tâm là danh sách các yếu tố ảnh hưởng đến thuật toán xếp hạng Google. Google đã công bố hơn 200 yếu tố xếp hạng – Google Ranking Factors cho Website. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là một website cần đạt được tất cả các yếu tố này mới có thể đạt được thứ hạng cao nhất trên SERP. Điều bạn cần làm là tập trung tối ưu những yếu tố xếp hạng quan trọng, có biến động lớn nhất.
Do đó, bài viết này sẽ xếp hạng những Google Ranking Factors 2023 được cho là trọng yếu nhất. Cùng theo dõi nhé!

Google Ranking Factor là gì?

Google Ranking Factor là các yếu tố mà Google sử dụng để quyết định thứ hạng của bài viết nhằm trả lời cho một truy vấn tìm kiếm cụ thể.

Nói một cách dễ hiểu, nếu ai đó nhập một cụm từ khóa vào ô tìm kiếm, Google sẽ sử dụng các yếu tố ranking factor để cung cấp cho người tìm kiếm câu trả lời tốt nhất nhằm giải quyết các nhu cầu tìm kiếm của họ, cùng với trải nghiệm trực tuyến tốt nhất.

Google Ranking Factor là gì?

Các yếu tố xếp hạng Google năm 2023

Theo nghiên cứu của Firstpagesage – một công ty SEO hàng đầu tại Mỹ cho biết, năm 2023, trọng số xếp hạng Ranking Factors đã thay đổi. Cụ thể bao gồm những yếu tố nào và trọng số ra sao. Mời bạn cùng theo dõi thông tin dưới đây:

Ranking Factors Trọng số
Xuất bản nội dung nhất quán, hấp dẫn

(Consistent Publication of Engaging Content)

24%
Từ khóa trong Meta Title Tags

(Keywords in Meta Title Tags)

15%
Liên kết ngược

(Backlinks)

15%
Trang Web có chuyên môn

(Niche Expertise)

14%
Mức độ tương tác của người dùng

(User Engagement)

12%
Độ đáng tin cậy

(Trustworthiness)

5%
Thân thiện với thiết bị di động

(Mobile-Friendly / Mobile-First Website)

4%
Liên kết nội bộ

(Internal Links)

3%
Tốc độ tải trang

(Pagespeed)

3%
Bảo mật trang web / Chứng chỉ SSL

(Site Security / SSL Certificate)

2%
Schema Markup/ Dữ liệu có cấu trúc

(Schema Markup / Structured Data)

1%
Từ khóa trong URL

(Keywords in URL)

1%
Từ khóa trong thẻ mô tả Meta + yếu tố khác

(Keywords in Meta Description Tags + Other Factors)

1%

Bản cập nhật và sự thay đổi trọng số thuật toán Google vào năm 2023 khác với năm 2022 như sau:

Xuất bản nội dung nhất quán, hấp dẫn

Yếu tố này giảm nhẹ từ 26% xuống còn 24% vào năm 2023, việc này không tạo ra quá nhiều lo ngại. Google sẽ đánh giá cao những website nhất quán được nội dung, thông tin cung cấp chất lượng.

Từ đó, trang web sẽ được lập chỉ mục nhanh hơn và có xếp hạng cao hơn trên SERP.  Ngoài ra, nội dung chất lượng cũng đồng nghĩa với việc cơ hội thu hút backlinks cao và tạo được độ trust cho website.

Nếu hành vi của người dùng cho thấy rằng họ đang thỏa mãn mục đích tìm kiếm thông qua nội dung của bài viết thì bài viết đó sẽ có được vị trí cao ở SERP.

Xuất bản nội dung nhất quán, hấp dẫn

Từ khóa chính trong thẻ Meta Title

Yếu tố này giảm từ 17% xuống 15%. Tuy trọng số của nó có giảm nhưng đây là một trong những yếu tố tiên quyết để xếp hạng bài viết ở vị trí đầu tiên.

Bạn cũng cần lưu ý rằng vị trí và mức độ tập trung của từ khóa là rất quan trọng. Lý tưởng nhất là tiêu đề chứa cụm từ khóa chính, thêm mạo từ hoặc tính từ để tạo tính dễ đọc.

Từ khóa chính trong thẻ Meta Title

Liên kết ngược

Backlinks vẫn giữ ở mức ổn định là 15%. Đây là yếu tố quan trọng thứ 3. Đã có thời điểm, yếu tố này chiếm đến 50% thuật toán. Điều này là do khi ấy AI của Google không đủ tinh vi để tự đánh giá chất lượng và độ tin cậy nội dung của trang web.

Vào năm 2018, Google bắt đầu ưu tiên cho hai yếu tố xuất bản nội dung nhất quán, hấp dẫn và từ khóa chính trong thẻ Meta Title.

Mặc dù backlink vẫn là yếu tố chính trong quyết định của Google về vị trí xếp hạng trang web trên kết quả tìm kiếm nhưng chất lượng nội dung nên là trọng tâm chính mà bạn hướng tới vì nó sẽ thu hút các link một cách tự nhiên, đồng thời nó cũng là ranking factor quan trọng nhất.

Liên kết ngược

Trang Web có chuyên môn

Tăng lên 1%, từ 13% → 14%. Để tối ưu yếu tố này, bạn nên áp dụng phương pháp tạo bài viết cấp cao nhằm liên kết cụm từ khóa chính với các cụm từ khóa liên quan nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ.

Vào năm 2017, Google bắt đầu ưu tiên những website được cho là có mức độ liên quan của nội dung. Bạn tối ưu yếu tố này bằng cách tạo ra các bài viết xoay quanh một topic.

Ví dụ:

  • Từ khóa trung tâm: Phần mềm CRM
  • Từ khóa con: Phần mềm CRM cho doanh nghiệp nhỏ, phần mềm CRM cho bất động sản, phần mềm CRM cho sản xuất, giá phần mềm CRM, phần mềm CRM tốt nhất năm 2023.

Trang Web có chuyên môn

Mức độ tương tác của người dùng

Mức độ tương tác của người dùng có sự tăng nhẹ từ 11% → 12%. So với các yếu tố cốt lõi khác như Liên kết ngược hay Từ khóa trong thẻ Meta Title thì yếu tố này đã tăng lên trong vòng 3 năm vừa qua.

Mức độ tương tác của người dùng trên trang có liên quan đến yếu tố quan trọng số 1 – xuất bản nội dung nhất quán, hấp dẫn. Qua đó có thể thấy được việc tạo ra nội dung rõ ràng, làm thỏa mãn nhất ý định người tìm kiếm chính là trọng tâm của người sáng tạo nội dung.

Sự tương tác của người dùng kết hợp với tỉ lệ thoát trang (bounce rate), thời gian trên trang (time on page) và số trang trên mỗi phiên là một chỉ báo về chất lượng của bài viết.

Mức độ tương tác của người dùng

Độ tin cậy

Đây là một yếu tố mới trong thuật toán của Google, chiếm trọng số 5%. Trong 2 năm qua, Google đã tăng cường kiểm tra nội dung để đảm bảo người dùng sẽ không tiếp cận với những thông tin sai lệch. Để tối ưu yếu tố này, bạn cần phải đảm bảo rằng nội dung của bạn chính xác, có thể chứng minh được hoặc chứa các trích dẫn từ các nguồn học thuật, chính chủ hoặc những nguồn đáng tin cậy.

Độ tin cậy

 

Liên kết nội bộ

Giảm từ 5% → 3%. Liên kết nội bộ sẽ tạo được chuyển đổi các bài viết trên trang của bạn. Mức độ liên kết của các bài trong cùng một trang càng cao thì trang web sẽ càng được đánh giá cao.

Liên kết nội bộ

Từ khóa trong thẻ Meta Description và những yếu tố khác

Chiếm 1% trọng số. Tuy chiếm một trọng số nhỏ nhưng đây vẫn là điều kiện để xếp hạng bài viết của bạn.

Ứng dụng Ranking Factors trong SEO Content

Dựa vào các yếu tố Ranking Factors được Google cập nhật ở trên, chúng ta có thể áp dụng vào SEO Content như sau:

  • Đảm bảo nội dung được trình bày chi tiết, có số liệu.
  • Độ dài content vừa phải, trình bày nội dung theo đoạn ngắn từ 3-4 dòng, cô đọng, ngắn gọn.
  • Tạo liên kết nội bộ hai chiều, điều hướng người dùng.
  • Tất cả những nội dung trên trang đảm bảo chất lượng cao để website không bị đánh giá thấp.

Ứng dụng Ranking Factors trong SEO Content

Bên cạnh đó, các bước tối ưu onpage cơ bản mà Seo Content cần làm tốt là tối ưu từ khóa trong các thẻ Meta bao gồm: Meta title, Meta description, Meta keywords, URL.

Hiện nay, Google đã có những thay đổi lớn đối với các thẻ Meta Title:

  • Google sẽ hiển thị nội dung thẻ Meta Title, Meta description được cho là phù hợp.
  • Không cần phải cứng nhắc đặt từ khóa chính xác trong thẻ meta title.

Do đó, khi tối ưu những yếu tố này, bạn cần phải:

  • Tập trung vào tổng thể nội dung thay vì nhồi nhét từ khóa vào thẻ Meta.
  • Chú trọng đặt title theo ngữ cảnh (context) kết hợp tối ưu các cụm từ khóa liên quan, LSI thay vì đặt title một cách cứng nhắc, rập khuôn theo cụm từ khóa chính.

Trên đây là các yếu tố ranking factor Google 2023 được Firstpagesage – một công ty SEO hàng đầu tại Mỹ nghiên cứu. Hy vọng thông qua bài viết, độc giả đã nắm rõ được các yếu tố và trọng số của nó. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy like, share hoặc để lại comment ở phần bình luận bên dưới bài viết nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *