Tuổi trẻ, ta hết mình với thứ gọi là deadline.
‘Cái task chị giao hồi tuần trước khi nào em có thể xong được?’
‘Dạ em chưa xong nữa chị ơi. Tại em ….”
Cái task dài đằng đẵng thì vài ba ngày trước khi đến hạn mới lao đầu vào làm. Do chưa tìm được cảm hứng cũng như động lực để làm cộng thêm với một lượng thời gian dư giả, tôi nghĩ: ‘Thôi để mai làm’, nhưng rồi một ngày, hai ngày và 5 ngày trôi qua nhưng chưa ngày nào tôi thật sự bắt tay vào làm cái task ấy. Vậy là tôi quyết định, hoàn thành nhiệm vụ vào phút chót. Vì tôi cho rằng làm việc trong môi trường áp lực thời gian cao mới là hiệu quả nhất. Tôi nghĩ ít nhiều các Gen-ers cũng có cái suy nghĩ giống tôi. Con Thanh team tôi cũng hay nói: ‘Giờ làm thì không ra đâu, mai deadline là tối nay tự dưng ý tưởng nó ra đầy luôn. Lạ rứa chứ phải.’
17:00 là tới deadline chị My giao nhưng 10.00 tôi vẫn ngồi gõ phím lia lịa. Rõ ràng là chị cho tôi cả một khoảng thời gian dài chuẩn bị nhưng lúc nào tôi cũng trong tình trạng bị deadline dí.
Cứ trì hoãn riết, cuối cùng dồn gần hạn chốt chạy bung cúc quần luôn. Stress, căng thẳng vô cùng. Tôi vò đầu bứt tóc, miệng thì lẩm bẩm: ‘Huhu, cứu tôi, cứu tôi!’. Thằng Tuấn với con Thảo nhìn tôi với ánh mắt như chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra. Con Thảo quay sang hỏi: ‘Chứ chi rứa mi?’. Miệng thì trả lời nhưng mắt vẫn chăm chăm vào màn hình máy tính: ‘Chết ta rồi, làm không kịp mi ơi’. Cứ như một thói quen, tôi cầu cứu đồng đội của mình: ‘Chị Yến, cứu em!’, ‘Thanh ơi, cứu ta đi, ta bí ý tưởng rồi!’.
Cái thói quen trì hoãn nó đã ăn sâu vào máu như một căn bệnh vô phương cứu chữa. Cứ hết lần này đến lần khác, tôi đưa ra hàng tá lý do cho sự trễ nải của mình.
Tôi không phải là người duy nhất.
Đọc tiếp đi và đặt tay lên ngực trái, có thấy trúng tim đen của mình rồi không?
1001 Lý do xin hoãn deadline
‘Em làm xong rồi, nhưng mà laptop của em tự dưng sập nguồn, chưa kịp lưu.’
‘Xin lỗi chị, em quên mất cái task ni, em làm ngay đây’.
‘Dạ chị ơi, chị cho tụi em xin deadline tới ngày X được không chị? Để có thể đảm bảo được chất lượng nghiên cứu một cách tốt nhất’.
‘Em đang làm, sắp xong rồi ạ, chị đợi em một chút em gửi nha’.
‘Tối hôm qua, nhà em cúp điện nên em vẫn chưa làm xong chị ạ’.
Blah blah….
Sếp chắc cũng đau đầu với 1001 những lý do trời ơi đất hỡi này quá. Nhưng phàm ở đời, ai mà không có vài lần trễ deadline. 🙁
Trước giờ cứ nghĩ thất tình là đáng sợ nhất. Cho đến khi đi thấy hai từ ‘trễ deadline’. Cái gì cũng có thể bỏ lỡ nhưng deadline thì không.
Để có thể trở thành ‘đôi tay vàng’ trong làng chạy đua với deadline, tôi cũng có ít nhiều những kinh nghiệm cho bản thân mình.
Nói có có sách mách có chứng, chứ không lại bảo tôi ‘mồm điêu’:
Đánh giá của Leader
Deadline à? Đừng để deadline trở thành nỗi ám ảnh, hãy khiến nó trở nên nhẹ nhàng hơn. Bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng chạy đua với deadline bằng những cách dưới đây:
1. Kỷ luật
Tôi từng nghe một câu nói khá hay của Vũ Cát Tường: ‘Kỷ luật sẽ đưa bạn đến nơi mà động lực không có làm được. Tại vì động lực á nó là khi nào mình có hứng thì mới làm. Còn mình không có hứng á mình không có làm. Còn kỷ luật nó là những cái hành động lặp đi lặp lại. Thậm chí là không có cảm xúc và rất nhàm chán. Thay vì động lực á là ngày này làm 10 hôm sau không làm gì hết thì kỷ luật á mỗi ngày là 1…1…1…1…cho tới khi mà nó hoàn thành tới 100 thì thôi.’
Vấn đề không nằm ở việc bạn không có động lực để làm việc, mà nó nằm ở việc bạn tưởng tượng mình cần phải có động lực thì mới làm việc được. Động lực và kỷ luật là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Động lực có nghĩa là bạn có hứng thì bạn mới làm, nó rất dễ thay đổi, dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài, nó đến và đi, nhanh như cách người yêu cũ bỏ mặc bạn. Kỷ luật thì khác, nó gắn liền với việc tuân thủ, phải mất nhiều thời gian để xây dựng và luyện tập. Kỷ luật là buộc mình làm những thứ mình không thích. Thậm chí rất nhàm chán nhưng nó sẽ là thứ khiến bạn tiếp tục đi tiếp khi mà động lực của bạn lặn mất tiêu tăm. Kỷ luật là nói được làm được.
Bạn không thể nói ‘đừng trì hoãn nữa!’. Câu nói này không hề có tác dụng đâu. Thật đấy! Hãy hành động đi.
Bất cứ làm một việc gì, bạn cũng cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể; sắp xếp theo thứ tự ưu tiên việc nào làm trước, việc nào làm sau, việc nào cần làm gấp; tuân thủ đúng kế hoạch bạn đã đề ra.
Một mẹo khá hay nữa là bạn có thể deal Deadline. Ngay lúc, sếp giao việc cho bạn, nếu cảm thấy thời gian quá gấp không thể hoàn thành kịp, bạn có thể deal ngay lúc đó (deal là một chuyện còn sếp oke không thì tôi không chắc ;p) nhưng một khi đã deal thành công thì nhất định bạn phải cố gắng hoàn thành đúng hạn.
Vậy khi nào nên bắt đầu? Ngay bây giờ!
2. Tự ‘bịa’ deadline
Thực tế thì đối với việc hoàn thành đúng hạn chưa bao giờ là dễ dàng. Và cách mà tôi đã làm để hoàn thành deadline này thì tôi sẽ bịa ra một deadline khác.
Tôi hẹn bạn đi cafe lúc 20:00, trong khi deadline của tôi là 21:00 cùng ngày. Nghĩa là tôi phải hoàn thành cái task đó trước 17:00. Nếu như tôi trễ deadline này tôi sẽ bị đám bạn ‘chửi tơi bời’ vì bị tôi cho leo cây. Tôi để đám bạn dí trước khi bị sếp dí 🙂
Thời hạn đặt ra không chỉ hối thúc tôi hoàn thành công việc một cách nhanh nhất có thể mà còn cho tôi thêm động lực bởi khi vượt qua giới hạn đó, có rất nhiều thứ đáng để chờ đợi. Nếu các Gen-ers cảm thấy đang vật lộn với đống công việc, hãy thử thử thách bản thân mình bằng cách đó xem sao.
3. Tránh xa mạng xã hội:
Một thủ phạm tôi thấy khá ảnh hưởng đến việc chạy deadline đó chính là chiếc điện thoại của bạn.
Ở đây, có ai đã từng quyết tâm sẽ làm hết task được giao trong hôm nay, tự nhiên thấy thông báo tin nhắn xong bỏ luôn đống task mà chat với đám bạn, sau đó lại chơi game rồi lướt tiktok không nè? Vậy là vừa trễ deadline vừa tạo một thói quen xấu cho mình nữa đó nha.
Trước khi bắt tay vào công việc, bạn hãy vào phần cài đặt của điện thoại chỉnh thời gian sử dụng, sau đó để càng xa tầm tay càng tốt. Như vậy là có thể tập trung hơn rồi.
4. Nghe nhạc có chọn lọc:
Bắt đầu chạy deadline mà lúc nào cũng lơ ngơ buồn ngủ nên thủ sẵn playlist để nghe lúc chạy deadline nha. Ở đây sẽ có nhiều bạn chọn nhạc có lời, vừa chạy deadline vừa hát theo, một hồi là bị cuốn theo rồi quên luôn việc mình cần làm. Như vậy là không được đâu. Bạn có thể chọn nhạc Lofi không lời hay nhạc có sóng âm để thay thế, như vậy có thể chạy deadline hiệu quả hơn.
Còn những đứa mà hay bị deadline dí quá độ thì nên nghe những bản nhạc có hơi hướng hối thúc một chút. Một số playlist mà bạn có thể tham khảo:
Heavy, Fast Classical Music:
Bản này hối như ‘tró dí’ luôn, vừa chạy deadline vừa nghe bài này mà tim đập bịt bịt. Tăng nhịp tim đặng chạy deadline cho lẹ.
Epic Classical Music:
Bản này thì mang hơi hướng hoàng gia, chạy deadline trong sự quyền lực và huyền bí. Khuyến khích ai hơi có tuổi chút nên nghe bản này, hối y như ba má hối lấy chồng luôn.
Flight of the Bumblebee:
Bản này thì dí hơn sếp dí nữa, uống thêm ly cafe chạy deadline tới bến luôn. Đặc biệt, thích hợp cho những người gánh team.
Có thể nói rằng deadline rất quan trọng, nếu không có nó bạn sẽ chẳng biết bao giờ là thời gian chính xác để hoàn thành một việc nào đó .
Deadline là bạn thân, là thú cưng. Quan trọng là nó có 2 chân và nó biết dí bạn. Là loài động vật không bao giờ tuyệt chủng, hết cái này nó sẽ mọc thêm cái khác. Mặc dù bạn đã skincare lúc 23:00 nhưng bạn phải thức 3, 4 giờ sáng để chơi với nó. Deadline là nụ cười, là hạnh phúc, là nước mắt và là nỗi thống khổ của tất cả mọi người.
HÃY DÍ DEADLINE CHỨ ĐỪNG ĐỂ DEADLINE DÍ BẠN.