Từ tháng 8 năm 2018, rất nhiều website bị sụt giảm nghiêm trọng về thứ hạng đặc biệt là các website thuộc YMYL (Your Money Your Life). Cho đến nay, EAT vẫn được nhắc đến nhiều trong các cộng đồng SEO. Nhiều người cho rằng EAT là một trong những thuật toán cốt lõi, tác động mạnh mẽ nhất đối với SEO trên SERP.
Vậy EAT là gì? Tầm quan trọng của EAT trong SEO như thế nào? Cùng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.
EAT là gì?
EAT trong SEO là cụm từ viết tắt của Expertise (Chuyên môn), Authoritativeness (Thẩm quyền) và Trustworthiness (Độ tin cậy). Đây là 3 tiêu chí đánh giá chất lượng nội dung của website từ Google.
Những yếu tố trong EAT được đánh giá như thế nào?
Chuyên môn, thẩm quyền và độ tin cậy là các khái niệm tương tự nhau nhưng bản chất thật lại không giống nhau chút nào.
Expertise (Chuyên môn)
Chuyên môn nghĩa là những kiến thức hay kỹ năng cao trong một lĩnh vực nào đó. Google sẽ đánh giá tính chuyên môn website thông qua content là chính chứ không phải là toàn bộ hệ thống tổ chức của web.
Với các website có chủ đề như y tế, tài chính hay pháp lý,… Google đòi hỏi người viết phải có chuyên môn chính quy, bằng cấp và trình độ học vấn cao.
Đối với các chủ đề còn lại, người viết chỉ cần thể kinh nghiệm và quan điểm sống của cá nhân theo phong cách riêng sao cho phù hợp với mong muốn tìm kiếm của người dùng. Đặc biệt, nếu người viết có chuyên môn về lĩnh vực đó sẽ được Google đánh giá cao hơn.
Authoritativeness (Thẩm quyền)
Authoritativeness (Thẩm quyền) là phạm trù liên quan đến danh tiếng, đặc biệt liên quan đến các chuyên gia hàng đầu trong ngành và những người có tầm ảnh hưởng.
Nghe có vẻ hơi khó hiểu, bạn có thể nhìn tính thẩm quyền theo cách sau: website, nội dung hay tác giả có được nhắc đến trên các trang mạng xã hội hay các diễn đàn uy tín không.
Hiểu theo cách khác website của bạn có nhiều backlink từ trang mạng xã hội uy tín không.
Bên cạnh đó, nội dung trên web có liên quan đến chủ đề định hướng của toàn site hay không.
Trustworthiness (Độ tin cậy)
Độ tin cậy bao gồm các tính hợp pháp, minh bạch và chính xác của nội dung bên trong website.
Website được đánh giá cao khi có người chịu trách nhiệm về nội dung của bài chia sẻ đó. Đặc biệt với các website có liên quan đến ngành Y tế, Tài chính,…cần thông tin về người chịu trách nhiệm nội dung một cách thỏa mãn.
Ví dụ: Nếu bạn đang mở một website bán hàng hay dịch vụ tài chính mà chỉ có thông tin qua email hoặc chỉ có địa chỉ cửa hàng thì sẽ gây khó khăn cho khách hàng khi họ muốn liên hệ với bạn.
Để tăng thêm tính thuyết phục cho website, hãy nhớ trích dẫn các nguồn thông tin đáng tin cậy. Chú ý nên đưa mấy thông tin từ các web của ông lớn Google.
Tuy nhiên các chỉ số của EAT trong SEO đều chỉ mang tính tương đối không có một chỉ số đo chính xác. Bởi không có thang đo cho EAT nên bạn có thể thoải mái nâng cao chuyên môn, thẩm quyền và độ tin cậy cho con web của mình.
Tác động của EAT và ví dụ cụ thể
Trong 2 năm gần đây, Google liên tục cập nhật các thuật toán liên quan đến đánh giá sản phẩm. Đây là một trong các vấn đề gây nhức nhối với người dùng theo đánh giá của Google. Bản cập nhật thuật toán liên quan đến các trang đánh giá sản phẩm đã xuất hiện vào tháng 6/2021. Trong năm 2022, các thuật toán liên quan đến trang sản phẩm liên tục được cập nhật
- Ngày 7 tháng 10: Thêm các ví dụ về trang đánh giá sản phẩm vào bài viết Viết bài đánh giá hữu ích cho sản phẩm
- Ngày 30 tháng 9: Mở rộng định nghĩa về bài đánh giá sản phẩm trong bài viết Viết bài đánh giá hữu ích cho sản phẩm.
- Ngày 13 tháng 9: Nội dung cập nhật quan trọng trong tài liệu về dữ liệu có cấu trúc Sản phẩm để ghi nhận các yêu cầu đối với trải nghiệm Trang thông tin của người bán dựa trên dữ liệu có cấu trúc.
- Ngày 10 tháng 8: Thêm thuộc tính gtin 12 vào tài liệu về Dữ liệu có cấu trúc Sản phẩm.
- Ngày 17 tháng 6: Làm rõ rằng kết quả nhiều định dạng về sản phẩm hỗ trợ những trang tập trung vào một sản phẩm duy nhất, bao gồm cả các biến thể sản phẩm mà trong đó mỗi biến thể sản phẩm có một URL riêng biệt.
Dựa vào nguồn thông tin từ: https://developers.google.com/search/updates.
Sau các đợt cập nhật thuật toán cốt lõi, các website bị ảnh hưởng khá lớn. Tuy nhiên mỗi lần Google lại có sự đánh giá khác nhau về các yếu tố.
Và giữa các ngành cũng nhận được sự ảnh hưởng khác nhau:
Nguồn ảnh: https://www.semrush.com/blog/google-november-2021-core-update/
Gần đây, cá nhân tôi thấy những web có hiện tượng bị giảm traffic mạnh chủ yếu là các website tổng hợp và review. Theo kinh nghiệm cá nhân của tôi, các web bị rớt có liên quan đến các yếu tố EAT và độ chất của content.
- Nội dung của các web này thường được tổng hợp từ các nguồn khác nhau. Một số admin web chia sẻ trên cộng đồng rằng web tự viết, chăm sóc kỹ lưỡng về nội dung nhưng vẫn bị giảm thứ hạng khi cập nhật. Nếu trong trường hợp này, bạn đã thử check lại độ unique của content chưa?
- Tác giả của những bài chia sẻ trên đây thường không phải là các chuyên gia hay người có chuyên môn cao trong ngành.
- Nội dung trên các trang review và tổng hợp đa dạng nhiều chủ đề nên khó có chủ đề chung toàn site.
- Thông tin được thu thập từ các nguồn thông tin khác nhau và khó được kiểm chứng nên độ tin cậy của các web này thường không cao.
- Một số admin vẫn e ngại thêm link nguồn trích dẫn cho các thông tin được trình bày trong bài.
- Đa số các trang mới thực hiện entity cho website, chưa chú trọng đến tác giả.
- Không phải web nào cũng thực hiện cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản liên quan đến website: giới thiệu, địa chỉ, cách thức liên hệ, chính sách,..
Để giúp mọi người hiểu hơn về sự ảnh hưởng của EAT, cùng tìm hiểu về Tikibook.com – một trang tin tức tổng hợp bị giảm traffic qua các đợt cập nhật. Traffic cao nhất web này là 190k rơi vào tháng 11/2021, sau đó giảm dần qua các đợt update thuật toán của Google. Hiện tại, traffic của web là 48k (Theo Semrush)
- Tính chuyên gia: Tikibook là web tổng hợp có nhiều nội dung liên quan đến toplist, review. Nội dung trong web thì không có gì đặc biệt, có thể tìm thấy trong các nguồn khác. Trong cùng danh mục nhưng lại xuất hiện bài viết không đúng chủ đề. Ví dụ: danh mục du lịch lại có bài viết liên quan đến content group Facebook.
- Tính thẩm quyền: Hầu hết các bài chia sẻ trên website này đều không có để thông tin tác giả nên không thể xác định được tính thẩm quyền của các bài post này.
- Độ tin cậy: Các trang như giới thiệu, thông tin liên hệ hay các chính sách, bảo mật của web tổng hợp này đều không có. Trong khi nó là yếu tố chính để đánh giá độ tin cậy website của bạn.
Theo quan điểm cá nhân của tôi, website này cần xây dựng các hệ thống profile cho các tác giả của web không quên các trang giới thiệu và thông tin liên hệ. Đừng bỏ quên việc tăng khả năng nhận diện thương hiệu, những đánh giá nhận xét về thương hiệu trên các trang lớn cùng ngành.
Cách thức cải thiện EAT trong SEO
EAT là ba trong hơn 200 tiêu chí để Google đánh giá website của bạn. Chính vì thế để phát triển web thì bạn không thể bỏ qua yếu tố này. Sau đây là các gợi ý của tôi để bạn cải thiện EAT tốt hơn:
Xây dựng nội dung chất lượng thể hiện trải nghiệm thực tế của người viết
“Content is King”, câu nói này cực kỳ đúng đắn qua các đợt cập nhật của Google gần đây. Thực tế, yêu cầu của người dùng về nội dung website ngày càng cao. Họ không chỉ search để tìm hiểu mà còn muốn nhận được lời khuyên hay những chia sẻ chân thật từ người chia sẻ qua trải nghiệm thực tế.
Một ví dụ rõ ràng nhất trong trường hợp này mà nhiều người không xa lạ chính là web dienmayxanh.com và thegioididong.com, các review, toplist dù mang hơi hướng bán hàng nhưng đều là trải nghiệm thực tế để xây dựng content, đánh giá sản phẩm.
Thông thường các đợt cập nhật, Google đưa ra lời khuyên chung chung với các admin. Tuy nhiên, trong đợt cập nhật mới nhất, searchengineland đã đưa ra lời khuyên rất rõ ràng: https://searchengineland.com/google-september-2022-product-reviews-update-rollout-complete-388260
Thời điểm hiện tại, AI của Google vẫn chưa có hướng giải quyết cho vấn đề phân biệt content copy và content gốc, thậm chí báo cáo DMCA cũng khá tốn công. Nhưng qua thời gian, tôi tin rằng Google sẽ ngày càng hoàn thiện và giải quyết tốt hơn vấn đề này để phục vụ người dùng – khách hàng cuối cùng của bộ máy tìm kiếm. Vì thế, bạn hãy tạo ra những content chất – độc – lạ nhé!
Cải thiện cấu trúc website
Thiết lập các danh mục rõ ràng và nghiên cứu nội dung phù hợp, thống nhất dành cho đối tượng người dùng mục tiêu, đó chính là sự am hiểu khách hàng.
Xây dựng hệ thống internal link thể hiện sự chặt chẽ về cấu trúc, nội dung giữa các trang với nhau để được các công cụ tìm kiếm đánh giá về tốt hơn. Thêm nữa, việc xây dựng hệ thống internal link giúp người dùng có trải nghiệm tốt trên website.
Bổ sung các thông tin cần thiết để hoàn thiện website: xác thực với cơ quan có thẩm quyền (bộ công thương), có các page: giới thiệu, liên hệ, chính sách bán hàng, chính sách vận chuyển, chính sách hoàn hủy, chính sách bảo mật và thu thập thông tin,…)
Mặc dù nhiều trang web đã thực hiện điều này nhưng không phải toàn bộ. Những thông tin này giúp người dùng hiểu nhanh chóng mục đích và nội dung website. Cấu trúc web rõ ràng, bot vào cào cũng nhanh chóng và đánh giá điểm web cao hơn.
Chọn lọc kỹ lưỡng nguồn backlink uy tín trỏ về web
Đã qua rồi cái thời xây dựng backlink tràn lan là được lên top. Bạn hãy xây dựng những tiêu chí để chọn lựa backlink tốt và phù hợp cho website của mình. Và một điểm lưu ý quan trọng với backlink chính là backlink tốt là backlink có liên quan và có traffic, tuyệt vời hơn là có click về website của bạn. Vì thế bạn hãy lựa chọn chủ đề có lợi nhất để kiếm traffic cho website của mình, lúc đó thì link do hay no cũng đều tốt cả.
Tạo profile và hệ thống social cho tác giả
Đa số các doanh nghiệp chỉ chăm chút tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu web mà bỏ quên thương hiệu tác giả. Nếu bạn muốn cải thiện EAT, hãy chú ý đến thương hiệu tác giả nhé.
- Với trang tác giả cần bao gồm đầy đủ các thông tin như tên tuổi, chức vụ, bằng cấp, thành tích,… Lưu ý thiết lập schema cho author.
- Trên các MXH cá nhân của tác giả, bạn cần thường xuyên chia sẻ các nội dung liên quan đến lĩnh vực chuyên môn và gia tăng số lượng tương tác cho bài viết trên page, website. Nếu tạo được thương hiệu cá nhân danh tiếng là tốt nhất.
Trên đây là góc nhìn chia sẻ của tôi về EAT và những vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về EAT trong SEO và áp dụng vào công việc được tốt hơn. Nếu có ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc, bạn vui lòng để lại dưới phần bình luận để được giải đáp.
>>> Bài viết khác của SD: DA DR TF AS – Thân tôi chỉ có một, biết theo ai bây giờ?